Ứng cử viên Bầu_cử_tổng_thống_Hoa_Kỳ,_2016

Đảng Dân chủ

Tổng thống đương nhiệm Barack Obama sau 2 nhiệm kỳ theo hiến pháp không thể ra tranh cử nữa. Phó tổng thống Joe Biden, người đã muốn đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống năm 2008, nhưng vào tháng 10 năm 2015 ông quyết định không ra tranh cử năm 2016.[4]

Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, mà đã bị Obama đánh bại trong cuộc tranh cử để được chọn làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008, đã chính thức tuyên bố tranh cử vào tháng 4 năm 2015. Hillary Clinton, vợ của Tổng thống Bill Clinton (1993 đến 2001) – 8 năm là nữ phu nhân tổng thống Hoa Kỳ. Cuối tháng 11 năm 2014 Obama trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News cho là Hillary Clinton sẽ là một nữ tổng thống tài ba.[5]

Ngày 29 tháng 4 năm 2015, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố ứng cử. Sanders vào thời điểm đó không thuộc đảng nào, nhưng trước khi công bố ứng cử, ông đã thuộc nhóm đảng Dân chủ tại Thượng viện. Đến tháng 11 năm 2015, ông gia nhập Đảng Dân chủ.[6] Ông tự cho mình là một người dân chủ xã hội chủ nghĩa và đại diện, không giống như Clinton, cho phái tả. Martin O'Malley (2007-2015 Thống đốc bang Maryland), Lincoln Chafee (cựu thống đốc và cựu Thượng nghị sĩ Rhode Iceland) và cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng công bố ứng cử, nhưng họ không bao giờ đạt được tỷ lệ phần trăm cao trong các cuộc thăm dò.[7] Ngay sau khi cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình của các ứng cử viên tổng thống dân chủ trong tháng 10 năm 2015, Webb và Chafee đã tuyên bố bỏ cuộc.

Còn tranh cử

  • Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ của bang New York và Đệ nhất phu nhân dưới thời tổng thống Bill Clinton.[8]

Ứng cử viên bỏ cuộc

  • Jim Webb, một cựu Bộ trưởng Hải quân và thượng nghị sĩ của bang Virginia (bỏ cuộc ngày 20 tháng 10 năm 2015) [9][10]
  • Lincoln Chafee, cựu Thống đốc và Thượng nghị sĩ của bang Rhode Island (bỏ cuộc ngày 23 tháng 10 năm 2015) [11]
  • Lawrence Lessig, giáo sư luật tại Trường Luật Harvard (Đại học Harvard) (bỏ cuộc ngày 2 tháng 11 năm 2015) [12]
  • Martin O'Malley, cựu thống đốc bang Maryland và thị trưởng thành phố Baltimore (bỏ cuộc ngày 01 tháng 2 năm 2016) [13]
  • Bernie Sanders, Thượng nghị sĩ của Vermont, từng là thành viên của Hạ viện và cựu thị trưởng thành phố Burlington (bỏ cuộc ngày 12 tháng 7 năm 2016) [14]

Đảng Cộng hòa

Trong đảng Cộng hòa Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz [15] và thượng nghị sĩ ở Kentucky Rand Paul [16] cũng như thượng nghị sĩ ở Florida Marco Rubio [17] là các ứng cử viên chính thức. Tất cả ba ứng cử viên đều thân cận với phong trào Tea-Party. Trong khi Cruz được ưa chuộng bởi những người Evangelikalen, và Paul bởi những người theo chủ nghĩa tự do, Rubio có sự hỗ trợ của những người tân bảo thủ (Neocons).

Mitt Romney, thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, đầu năm 2015 tuyên bố sẽ không ra tranh cử.[18] Như Romney, John McCain, người đã thất cử vào năm 2008, cũng không tham dự. McCain nói trong tháng 11 năm 2014, Jeb Bush, Lindsey Graham và Marco Rubio có thể là những ứng cử viên tốt cho chức vụ tổng thống.[19]

Cho tới mùa thu năm 2015, các cuộc đấu tranh tiền bầu cử của đảng Cộng hòa đã đánh dấu một xu hướng chống lại cái gọi là "những quan chức trong đảng". Nhiều người ủng hộ đảng Cộng hòa coi những người này là quá xa cách và cáo buộc họ theo một chính sách phục vụ khách hàng, chứ không vì lợi ích của người dân. Những người được cho là sẽ dẫn đầu cuộc tranh cử như Jeb Bush hay Chris Christie đã mất đi rất nhiều sự ủng hộ trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến.

Kể từ cuối tháng 7 năm 2015, doanh nhân nổi tiếng bất động sản tỷ phú Donald Trump chiếm ưu thế trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc và tại các tiểu bang về các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Trump gây nhiều xáo động chủ yếu là nhờ những tuyên bố gây nhiều tranh cãi về sự nhập cảnh bất hợp pháp và các cuộc tấn công mạnh bạo đối với những đối thủ cùng trong đảng. Chính trị cực đoan của ông cũng được rất nhiều báo chí quốc tế chú ý. Một phần Trump khác biệt đối với các ứng cử viên còn lại vì ông hầu như tự chi tiền cho cuộc vận động tranh cử của mình. Liên quan đến việc này, ông đã cáo buộc đối thủ của mình như Jeb Bush, là một "con rối" của những người ủng hộ tài chính cho ông. Ngoài Bush, các thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio cũng được sự ủng hộ của cử tri qua các cuộc thăm dò. Đến tháng 10 năm 2015, Bush được xếp hạng liên tục đằng sau Trump và trong một vài tiểu bang ông đã qua mặt Trump.[20]

Đặc biệt là trước đó sau khi ông công bố ứng cử, cả các phương tiện truyền thông và các nhân vật cao cấp đảng Cộng hòa hầu như không ngờ đến sự vượt trội của Trump trong cuộc tranh cử như hiện thời. Bấy giờ một số nhà quan sát chính trị cho rằng Trump rất có thể sẽ được đề cử đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống[21]. Trump lôi cuốn được những người có đức hạnh đủ loại khác nhau và từ tất cả các tầng lớp xã hội, bởi vì ông nói "ngôn ngữ họ nói" và nhân danh một người "chống các chính trị gia" tấn công giới quan chức chính trị không được lòng dân. Ông định vị trí bản thân, tương tự như Richard Nixon vào cuối những năm 1960, là một ứng cử viên của một "đa số thầm lặng" [22]

Sau khi Ted Cruz, đối thủ chính của Donald Trump, và John Kasich bỏ cuộc, thì Trump đã nắm chắc trong tay việc được chọn làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng Hòa ngay cả khi mà ông chưa nhận được ít nhất 1,237 số phiếu đại biểu để được chọn vì ngoài ông ra, thì không còn ai khác tranh cử chung với ông.[23]

Công bố ứng cử

Ứng cử viên bỏ cuộc

  • Rick Perry, cựu Thống đốc bang Texas (Bỏ cuộc ngày 11 Tháng 9 năm 2015)[25][26]
  • Scott Walker, Thống đốc bang Wisconsin (Bỏ cuộc ngày 21 tháng 9 năm 2015) [27]
  • Bobby Jindal,Thống đốc bang Louisiana và cựu nghị sĩ (Bỏ cuộc ngày 17 Tháng 11 năm 2015) [28]
  • Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ và cựu nghị từ South Carolina (Bỏ cuộc ngày 21 tháng 12 năm 2015) [29]
  • George Pataki, cựu thống đốc New York (Bỏ cuộc ngày 29 tháng 12 năm 2015)[30]
  • Mike Huckabee, cựu thống đốc Arkansas (Bỏ cuộc ngày 01 tháng 2 năm 2016)[31]
  • Rand Paul, Thượng nghị sĩ từ Kentucky (Bỏ cuộc ngày 3 tháng 2 năm 2016)[32]
  • Rick Santorum, cựu thượng nghị sĩ và dân biểu từ Pennsylvania (Bỏ cuộc ngày 03 tháng 2 năm 2016)[33]
  • Chris Christie, Thống đốc New Jersey (Bỏ cuộc ngày 10 tháng 2 năm 2016) Ngày 26 tháng 2 năm 2016 Christie chính thức tuyên bố ủng hộ Donald Trump, như vậy ông là người đầu tiên trong giới "quan chức đảng" của đảng Cộng hòa cho là Trump xứng đáng đại diện Đảng tranh cử.[34]
  • Carly Fiorina, cựu CEO của Hewlett-Packard và ứng cử viên cho Thượng viện Mỹ vào năm 2010 tại California (Bỏ cuộc ngày 10 Tháng Hai năm 2016)[35][36]. Bà được Ted Cruz chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống vào ngày 27 tháng 4 năm 2016, trước khi ông chính thức được chọn làm ứng viên đại diện cho đảng Cộng Hòa cuộc đua tổng thống.[37]
  • Jim Gilmore, cựu thống đốc Virginia và ứng cử viên cho Thượng viện Mỹ vào năm 2008 (Bỏ cuộc ngày 12 tháng 2 năm 2016)[38]
  • Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida, con trai của cựu Tổng thống George H.W Bush và em trai của cựu Tổng thống George W. Bush (Bỏ cuộc ngày 20 tháng 2 năm 2016) [39]
  • Ben Carson, một bác sĩ giải phẫu thần kinh về hưu (Bỏ cuộc ngày 4 tháng 3 năm 2016) [40][41]
  • Marco Rubio, Thượng nghị sĩ bang Florida (Bỏ cuộc ngày 15 tháng 3 năm 2016)[42]
  • Ted Cruz, Thượng nghị sĩ từ bang Texas (Bỏ cuộc ngày 3 tháng 5 năm 2016)[15]
  • John Kasich, Thống đốc của bang Ohio và cựu nghị sĩ (Bỏ cuộc ngày 4 tháng 5 năm 2016)[43]

Đảng Tự do

Công bố ứng cử

Đảng Xanh

Công bố ứng cử

    • Jill Stein, Bác sĩ và ứng cử viên tổng thống đảng Xanh 2012[46]

    Tài liệu tham khảo

    WikiPedia: Bầu_cử_tổng_thống_Hoa_Kỳ,_2016 http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38273933 http://www.bbc.com/vietnamese/world-37890024 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/02/160202... http://www.burlingtonfreepress.com/story/news/loca... http://www.cbsnews.com/news/joe-biden-opts-out-of-... http://www.cbsnews.com/news/poll-donald-trump-and-... http://www.chafee2016.com/chafee-withdraws-from-20... http://edition.cnn.com/2015/12/21/politics/lindsey... http://edition.cnn.com/2016/02/03/politics/rick-sa... http://edition.cnn.com/2016/02/10/politics/carly-f...